Lịch sử Chủng_viện_Thánh_Nicôla_Phan_Thiết

Sau biến cố tháng 4 năm 1975, các Đại chủng viện và Tiểu chủng viện trên toàn Miền Nam Việt Nam đều tạm thời bị đóng cửa. Đa số chủng sinh phải trở về với gia đình hoặc các cộng đoàn giáo xứ, lao động sinh sống, phục vụ, tự học và chờ đợi. Tại giáo phận Phan Thiết, kể từ năm 1976, các đại chủng sinh được triệu tập về tòa Giám mục để tiếp tục công việc học hành. Tuy nhiên, việc học tại đây chỉ kéo dài một thời gian ngắn. Do nhiều nguyên nhân khách quan, các chủng sinh được phân bổ về hai khu vực: thị xã Phan Thiết và huyện Hàm Tân. Sau khi công việc đào tạo các chủng sinh còn sót lại tương đối tạm ổn, giáo phận này bắt đầu việc đào tạo thế hệ ơn gọi cho tương lai.

Năm 2003, qua đơn của Giám mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi, Tòa Thánh đã công nhận và trợ giúp tài chính hằng năm cho chủng viện giáo phận Phan Thiết với danh xưng "Đại Chủng viện Thánh Nicôla". Kể từ niên khóa 2007-2008, theo định hướng chung của các Giám mục trong giáo tỉnh Sài Gòn, các chủng viện thuộc các giáo phận trở thành các tiền chủng viện.[1] Chủng sinh ở các tiền chủng viện sẽ được chuẩn bị ít nhất trong vòng 2 năm. Sau giai đoạn này, họ sẽ được gửi vào đại chủng viện giáo tỉnh trong thời gian 6 năm. Chủng sinh thuộc bốn giáo phận: Xuân Lộc, Bà Rịa, Đà LạtPhan Thiết sẽ nhập học tại Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn (nay chuyển sang Đại chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc). Như vậy, kể từ năm 2007 trở đi, Đại chủng viện Thánh Nicôla trở thành hình thức tiền chủng viện.